Nhận định, soi kèo Lazio vs Roma, 1h45 ngày 14/4: Derby của Roma


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Defensa y Justicia vs CA Union, 5h00 ngày 15/4: Cơ hội cho chủ nhà -
Bị ám ảnh 'lần đầu tiên'Lần đầu tiên anh gọi chị bằng “mày” là ở giữa chốn đông người, sau khi anh nhận được điện thoại phàn nàn từ phía công ty đối tác, cúp máy rồi mà anh vẫn không giấu được bực tức, chửi đổng. Lúc đó chị đang tay xách nách mang theo đúng kiểu bà mẹ cả lo lần đầu đưa con đi công viên, vừa lên tiếng nhờ anh một tay, anh dấm dẳng: “Đi có một chút mà dọn cả cái nhà theo”. Chị thấy vẻ mặt anh căng thẳng nên tỏ ra quan tâm: “Có chuyện gì vậy anh?”, không ngờ anh gầm gừ: “Mày lo cho con đi, không lo xong thì đừng có nói”.
Dù sau đó về nhà, anh đã nhũn nhặn giải thích lý do chữ “mày” nhưng cảm giác bị mắng oan vẫn quanh quẩn theo chị cả khi lên giường ngủ. Giá mà anh vừa ghì lấy chị vừa thì thầm vài câu dịu ngọt, có thể chị đã quên, sẽ không khổ sở tưởng tượng những điều tệ hại tiếp theo. Cô bạn thân sau khi biết chuyện đã tỉnh bơ cười: “Nhiều cặp vợ chồng “mày, tao” bùm chéo suốt ngày nhưng ra đường vẫn cứ ngời ngời. Lần đầu nên vậy, lần sau là quen thôi, cũng bình thường”, nghe mà não lòng.
Rồi cũng tới lần đầu tiên chị bị ăn cái tát của anh. Trước giờ biết tính chồng thô bạo và nóng nảy, chị luôn dặn mình nín nhịn. Chỉ vì tính toán tiền nong, xài nhiều xài ít, gửi biếu nội, ngoại chút quà... mà cả hai lôi ra trăm chuyện tủn mủn từ thời vợ chồng son, dây mơ rễ má cả những chuyện chẳng liên quan. Trong phút chốc, chị quên mất… câu thần chú: “Nín nhịn, nín nhịn” của mình... Tát vợ xong, anh hậm hực bỏ đi, để chị ngồi nhìn theo, bẽ bàng với cảm giác năm ngón tay thô bạo còn rát trên mặt. Chị nhớ thời con gái, các chị em trong nhà vẫn thường bảo nhau: “Sau này đừng bao giờ để chồng đánh. Đánh được cái đầu tiên sẽ đánh cái thứ hai, thứ ba”. Giờ chị đang trải nghiệm cái tát đầu tiên, bất lực và sợ hãi nghĩ chồng mình rồi sẽ “quen tay” mỗi khi anh tranh cãi mà đuối lý…
Chị chở con đi, như mọi cuối tuần, hai mẹ con vẫn quanh quẩn với nhau ở nhà bà ngoại, nhưng mẹ chị nhận ra ngay nỗi u uất trong lòng cô con gái út… Mẹ chị thở dài kể, ngày xưa ba từng đánh mẹ vài lần, có lần còn ra tay ngay giữa chợ, nhưng chẳng lẽ vì thế mà bỏ nhau. Ngay cả chồng chị hai, người đàn ông mẫu mực và thành đạt nhất trong mấy người anh rể, người mà chị luôn ngưỡng mộ, cũng từng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, đến nỗi chị hai phải nhập viện, nhưng anh chị đã vượt qua giai đoạn tăm tối đó để êm ấm đến giờ. Quan trọng là sau chuyện không hay đó ta rút ra được điều gì. Để xảy ra xô xát lần đầu giữa hai vợ chồng không hoàn toàn là lỗi của đàn ông. Để xảy ra lần tiếp theo, tiếp nữa thì càng xét đến lỗi của người đàn bà… Nghe mẹ phân tích mà chị buồn rũ người.
Rồi thì lần đầu tiên anh đi suốt đêm không về, lần đầu tiên chị bắt gặp anh thậm thụt nhắn tin cho một nữ đồng nghiệp, lần đầu tiên chị phát hiện anh có quỹ đen…
Họp lớp sau 15 năm ra trường, chưa tới mười người mà đến bốn người đã ly hôn. Duy trì mỗi tháng gặp nhau và hàng ngày cập nhật thông tin trên Facebook, dần dần thân tình hơn, mỗi người biết được hoàn cảnh thật của nhau. Năm người phụ nữ còn lại, trong đó có chị, thì hết ba người tâm sự đã từng ngoại tình. Người thứ tư thú nhận đang có những phút xao lòng. Chị ngần ngừ mãi mới kể thật, tám năm gắn bó với người mà chị không yêu, chị chỉ ước gì mình trở nên vô cảm. Nhưng, ngoài chồng ngoài vợ thì chị không dám. Cô bạn có “thâm niên” ngoại tình nghe vậy, cười chua chát: “Lần đầu thì tớ run lắm chứ, nhưng mãi rồi quen. Mấy ổng cũng ăn vụng lung tung, dại gì mình chung thủy”. Cô bạn khác có vẻ nghiêm túc: “Không giữ được chồng thì… giữ được mình cũng tốt. Chứ lỡ một lần, khó dừng lại được…”.
Cũng từ những buổi họp lớp đó, chị gặp lại anh bạn học năm nào. Chị bối rối trước ánh mắt đăm đắm, không dám nghe trọn câu tán tỉnh của anh. Biết đàn ông nhiều khi quen thói trêu hoa ghẹo nguyệt, chị cũng cố cười theo câu đưa đẩy, để rồi về nhà đối diện với người chồng vô tâm, gia trưởng, chị bỗng bâng quơ tiếc cho mình. Anh sẽ để chị phải chịu đựng những lần đầu tiên nào nữa? Trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ, phải chăng bất kỳ chuyện gì, chỉ cần vượt qua được lần đầu tiên thì sau đó mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn?
Lần đầu tiên chị nằm bên chồng, giật mình khi thấy mình đang nghĩ về người nào khác... Và, cũng là lần đầu tiên chị khổ sở nhận ra mình cứ mãi vấn vít những “lần đầu tiên”, mà không hề chuẩn bị tâm thế hay tìm cách gia giảm, tránh né những lần sau đó…
(Theo Phunuonline)"> -
- Chuyện mâu thuẫn giữa nàng dâu và mẹ chồng là câu chuyện muôn đời, tuy nhiên nếu có được những bí quyết này, các nàng dâu có thể chung sống hòa hợp với mẹ chồng và gia đình nhà chồng mà không sợ mâu thuẫn xảy ra.Từ vụ y tá ôm con tự tử: Học cách sống chung với mẹ chồng"> Chuyên gia tâm lý chỉ cách ứng xử để tránh mâu thuẫn với mẹ chồng -
Cãi nhau tay đôi với người lớn: Nhiều người trẻ 'đã khác xưa'Ứng xử vốn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi bởi nó không là chuyện của riêng ai. Mỗi người sẽ có một lối ứng xử riêng và thể hiện nhân cách khác nhau của một người.
Dù ứng xử thế nào cũng vẫn luôn phải tuân theo nguyên tắc kính trên nhường dưới. Chuyện người trẻ nghe người già, người ít tuổi phải lễ phép, vâng lời, chào hỏi người lớn tuổi vốn là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu. Đó vốn được coi là truyền thống tốt đẹp không chỉ trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội.
Nhưng cuộc sống hiện đại đã kéo theo nhiều thay đổi. Đó là sự thay đổi từ cái nghe, cái nhìn đến việc nhận thức và hành động.
Những phép tắc thời xưa đã không còn được ứng dụng như trước đặc biệt là với nhiều người trẻ. Thời nay, một số nam thanh nữ tú đã có cái nhìn thoáng hơn, sống cởi mở hơn với các mối quan hệ. Họ thích sống và làm theo sở thích với tư tưởng “chỉ cần mình thấy vui là được”. Họ không còn sợ những định kiến, dị nghị của xã hội. Nhưng chính sự cởi mở ấy lại gây ra nhiều vấn đề.
Đó là cách ứng xử thiếu lễ độ, không còn “kính trên nhường dưới”.
Giống như câu chuyện trên xe buýt mới đây mà tôi chứng kiến. Một người đàn ông chững chạc, đáng tuổi cha chú bước lên xe. Có vẻ như ông hơi mệt sau khi đứng chờ lâu. Ghế trống không còn, ông phải đứng cạnh một nam thanh niên. Dù nhìn thấy người già đứng bên, bám không vững sau nhiều lần tài xế phanh gấp nhưng thanh niên này vẫn ung dung ngồi.
Khi được phụ xe buýt nhắc nhở về việc nên nhường chỗ, thanh niên này có vẻ ngạc nhiên. Anh ta tỏ thái độ: “Bác ấy vẫn còn trẻ và khỏe lắm. Có khi còn khỏe hơn em”. Sau câu nói của cậu thanh niên, tất cả im lặng.
Không phải bởi họ sợ thái độ của anh chàng kia mà bởi họ cảm thấy thất vọng về cách ứng xử với người lớn tuổi. Dù xe buýt luôn yêu cầu phải nhường chỗ cho người già, người khuyết tật, trẻ nhỏ, bà bầu… nhưng đâu phải ai cũng sẵn sàng làm điều đó.
Một cô gái cuối dãy chợt tiến lại gần. Cô ân cần: “Bác ơi, bác xuống chỗ cháu ngồi ạ. Anh này chắc say xe, cháu thấy anh ấy cầm túi bóng trên tay suốt nãy giờ”. Người đàn ông ái ngại xua tay từ chối. Cô gái vẫn cứ mỉm cười: “Không sao đâu bác, bác ngồi đi cho đỡ mỏi chân. Với lại, cháu cũng sắp xuống bến rồi ạ”.
Sau câu nói của cô gái, người đàn ông lớn tuổi mới xuống ghế phía dưới ngồi. Tuy nhiên, qua rất nhiều bến, cô gái vẫn chưa “chịu” xuống.
Câu nói ban nãy của cô gái khiến anh chàng kia chột dạ. Có vẻ như anh đã nhận ra điều gì đó. Đúng, anh thực sự say xe. Và trong lúc mệt mỏi lại bị phụ xe kêu nhường ghế làm anh khó chịu. Tất nhiên, anh có thể không nhường và tìm lý do say xe để từ chối. Nhưng anh cũng đâu cần phải thốt ra những câu so sánh hơn thua. Có lẽ cơn nóng giận đã khiến anh không thể kiềm chế được cảm xúc và làm tổn thương người đáng tuổi cha chú mình.
Lễ độ với người già, ứng xử đẹp đẽ nơi công cộng chính là điều mà ai cũng nên làm.
Nhưng một bộ phận người trẻ đã không còn cho rằng mình phải làm theo chuẩn mực nào đó. Họ muốn làm việc mà mình thích. Thậm chí nhiều người chẳng cần quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình.
Hệ lụy hơn, có những người muốn đi ngược lại với thuần phong mỹ tục để bất chấp biến mình thành người nổi tiếng.
* Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả.
Độc giả Thanh Tú
Con rể đi không hỏi, về không chào, cả ngày chẳng nói nửa lời
Cũng vì thương con thương cháu, tôi bỏ quê lên thành phố sống cùng các con. Nhưng ứng xử của con rể khiến tôi thấy tủi thân vô cùng.
">